Dưới đây là những kinh nghiệm mà chè sạch ở Thái Nguyên đúc kết được qua nhiều năm làm chè, cùng bổ sung vào kiến thức của bạn nhé!
Đựng chè trong hộp gốm, sứ, thủy tinh
Chè khô hút ẩm, hút mùi rất nhanh, để tránh cho chè bị oxi hóa do tiếp xúc với không khí, ta nên chọn các loại dụng cụ đựng không mùi như gốm, sứ, thủy tinh, để tránh cho chè bị ám mùi của dụng cụ đựng. Hộp đựng loại nào cũng nên đảm bảo đậy nắp kín, để đảm bảo, có thể sử dụng 1 lớp doăng cao su hoặc túi bóng ở miệng hộp. Khi mở ra dùng xong cần đóng hộp kín lại ngay. Ta cũng có thể làm theo các cụ ngày xưa, dùng nút lá chuối đề nút các hộp đựng chè, vừa tránh côn trùng chui vào, vừa tránh ẩm mốc 1 cách rất hiệu quả.
Chú ý: Chè rất kị kim khí do đó không nên đựng chè trong các hũ bằng kim loại, chè sẽ có mùi tanh của kim loại rất khó uống.
Nếu bạn dùng túi đựng, nên nén chặt chè xuống đáy, vuốt hết không khí bên trong rồi buộc kĩ.
Nếu bạn dùng túi đựng, nên nén chặt chè xuống đáy, vuốt hết không khí bên trong rồi buộc kĩ.
Bảo quản bằng tủ lạnh
Gói trà bọc kỹ bằng lớp giấy báo để trong tủ lạnh cũng là 1 cách bảo quản chè, giúp chè giữ được hương vị.
Xử lý chè ẩm
Không nên phơi ngoài nắng khi chè bị ẩm, tránh cho các tia tử ngoại trong nắng làm hỏng các chất trong chè, làm chè thay đổi mùi vị và màu sắc.
Hãy lấy nồi hoặc đồ sắt không mùi, đặt 1 tờ giấy trắng lên trên, đổ chè vào, sau đó sấy khô bằng lửa nhỏ, vừa sấy vừa đảo cho đến khi chè hết ẩm, đừng để lửa quá to hoặc sấy quá lâu khiến chè bị cháy nhé. Sấy xong, hãy để chè nguội rồi mới cho vào túi hoặc hộp bảo quản.
Hãy lấy nồi hoặc đồ sắt không mùi, đặt 1 tờ giấy trắng lên trên, đổ chè vào, sau đó sấy khô bằng lửa nhỏ, vừa sấy vừa đảo cho đến khi chè hết ẩm, đừng để lửa quá to hoặc sấy quá lâu khiến chè bị cháy nhé. Sấy xong, hãy để chè nguội rồi mới cho vào túi hoặc hộp bảo quản.
Tránh chè tiếp xúc với không khí, hơi nóng và ánh sáng
Dù bảo quản bằng dụng cụ gì, cũng hãy đảm bảo chè không tiếp xúc với không khí, hơi nóng và ánh sáng, vì tiếp xúc với những thứ này sẽ làm chè giảm tác dụng, các chất dinh dưỡng bị biến đổi, màu và mùi vị cũng thay đổi theo. Dụng cụ đựng kín, mờ đục nhằm tránh ánh sáng, kín khí. Đặt để nơi khô ráo, mát mẻ là tốt nhất.
Trên đây là 1 vài cách bảo quản chè nho nhỏ mà bạn rất dễ thực hiện tại nhà, hi vọng những cách này sẽ giúp bạn bảo quản chè lâu hơn.
Reviews:
Đăng nhận xét